top of page

Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD)- dự luật thẩm định chuỗi cung ứng của EU

Đã cập nhật: 17 thg 7

[English below]

Từ năm 2029, các công ty ở Châu Âu sẽ phải chứng minh việc bảo vệ môi trường và nhân quyền trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ, bao gồm cả các đối tác cung ứng.

Trong tháng 3, một đạo luật mới về thẩm định chuỗi cung ứng - Chỉ thị Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD- Corporate Sustainability Due Diligence Directive) - đã nhận được sự ủng hộ của đa số chính phủ Châu Âu. Dự kiến, nó sẽ được toàn thể Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua sau khi Ủy ban các vấn đề pháp lý của cơ quan đó phê duyệt phiên bản sửa đổi.

Chỉ thị này là một phần của Thỏa thuận Xanh của EU và nằm cùng với các quy định mới khác như Chỉ thị Báo cáo Bền vững Doanh nghiệp của EU (CSRD - Corporate Sustainability Reporting Directive), trong đó tập trung vào các báo cáo về tính bền vững. Với quy định này, các doanh nghiệp muốn hoạt động tại thị trường EU phải đáp ứng thêm một số quy định nghiêm ngặt về môi trường và quyền con người.

Chiến lược này phù hợp với xu thế phát triển của những lĩnh vực mới nổi như công nghệ, số hóa, năng lượng tái tạo. Nhưng đồng thời, các ngành sản xuất truyền thống phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong việc đáp ứng được các tiêu chí môi trường mới.


CSDDD là gì?

Chỉ thị này sẽ yêu cầu các công ty lớn phải thẩm định chuỗi cung ứng của họ để xác định các vấn đề như lao động cưỡng bức và thiệt hại về môi trường. Việc thẩm định sẽ rất quan trọng vì các công ty sẽ cần chứng minh rằng họ đang tuân thủ các quyền con người và bảo vệ môi trường trong chuỗi cung ứng của mình, bao gồm cả hoạt động của chính họ và của nhà cung cấp. Các công ty cũng sẽ phải chứng minh hành động khắc phục mà họ đang thực hiện để giải quyết mọi vấn đề phát sinh.

Theo đó, các công ty sẽ được yêu cầu xây dựng các kế hoạch hành động phòng ngừa và thuyết phục các đối tác kinh doanh trực tiếp của họ đồng ý tuân thủ các kế hoạch đó. Sau khi các thỏa thuận này được thực hiện, các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ phải kiểm tra xem các nhà cung cấp của họ có đáp ứng các yêu cầu đặt ra hay không.


Những công ty nào bị ảnh hưởng?

Theo hãng truyền thông Reuters, đa số chấp thuận chỉ thị này được đưa ra sau các cuộc thảo luận căng thẳng xung quanh lo ngại đạo luật này sẽ là "gánh nặng quan liêu" lớn đối với các doanh nghiệp và khiến các công ty châu Âu gặp bất lợi trong cạnh tranh quốc tế .

Một trở ngại khác là việc xác định những gì tạo nên một công ty lớn. Ban đầu, Ủy ban Châu Âu đã xác định ngưỡng cho một công ty lớn là có doanh thu ròng trên toàn thế giới là 150 triệu euro và 500 nhân viên, nhưng điều này đã được sửa đổi thành doanh thu ròng trên toàn thế giới là hơn 450 triệu euro (416 triệu USD) và 1.000 nhân viên.

Reuters cho biết dự luật này, nếu được thông qua, sẽ được thực hiện trong hơn một năm, bắt đầu với các công ty có doanh thu 1,5 tỷ euro (1,4 tỷ USD) và hơn 5.000 nhân viên. Theo thời gian, luật này cũng sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp ngoài EU có doanh thu đáng kể trong khối.

Trong khi sáng kiến này được các nhóm nhân quyền và môi trường hoan nghênh, một số người đã chỉ ra rằng dự luật mới nhất đã loại hơn 2/3 các công ty châu Âu ra khỏi phạm vi áp dụng. Họ lo ngại rằng sự xói mòn này có thể làm cho đạo luật này kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, CSDDD sẽ không chỉ hoàn thiện luật Thỏa thuận Xanh của EU mà còn điều chỉnh luật của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về thẩm định liên quan đến nhân quyền. Chúng bao gồm Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về kinh doanh và nhân quyền, Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organisation for Economic Co-operation and Development) dành cho doanh nghiệp đa quốc gia và Hướng dẫn thẩm định của OECD về ứng xử kinh doanh có trách nhiệm.


Thực hiện là điều bắt buộc

Các chuyên gia cho biết, đối với các công ty sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của CSDDD, việc xác định các chiến lược tuân thủ và thực hiện hiện nay là rất quan trọng. Theo luật được đề xuất, mỗi quốc gia thành viên EU sẽ chỉ định một cơ quan giám sát để kiểm tra sự tuân thủ của công ty. Các quốc gia thành viên cũng sẽ hợp tác thông qua Mạng lưới các cơ quan giám sát châu Âu. Các cơ quan này có thể tiến hành điều tra và áp dụng các hình phạt không tuân thủ – bao gồm mức phạt lên tới 5% doanh thu ròng trên toàn thế giới của công ty.

Trên thực tế, các công ty sẽ cần phác thảo rõ ràng các chính sách thẩm định và thực hiện đánh giá rủi ro để ưu tiên những rủi ro môi trường và nhân quyền quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của họ. Sau đó, những rủi ro này phải được giải quyết thông qua nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm việc tích hợp các quy tắc ứng xử vào hợp đồng với nhà cung cấp, cũng như thiết lập cơ chế khiếu nại. Họ cũng sẽ phải đưa ra biện pháp khắc phục trong trường hợp họ đã góp phần gây ra tác động.

Mức độ nghĩa vụ của các công ty, vốn là chủ đề tranh cãi gay gắt trong những tuần gần đây, sẽ được làm rõ trong dự thảo cuối cùng.

Các chuyên gia lưu ý rằng CSDDD không yêu cầu cụ thể khả năng truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng, nhưng các công ty sẽ cần chuẩn bị sẵn sàng sự hiểu biết toàn diện về hoạt động của nhà cung cấp của họ. Họ cũng phải thiết lập các lộ trình để theo dõi và mua sắm trong chuỗi cung ứng, thiết lập các chính sách thẩm định (nếu chưa có) và đào tạo các nhóm mua sắm và sản phẩm, cùng các hành động khác.


Với những quốc gia xuất khẩu chính sang thị trường EU như Việt Nam, luật mới cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất gia tăng. Nhiều doanh nghiệp dệt may và nông sản sẽ cần phải đầu tư thêm vào các hệ thống giám sát chuỗi cung ứng, hay tìm kiếm các chứng nhận tuân thủ các quy định mới để có thể tiếp tục xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường châu Âu.

---------------------------------

Corporate Sustainability Due Diligence Directive (CSDDD) – EU supply chain due diligence bill


From 2029, companies in EU will have to demonstrate environmental and human rights protections throughout their supply chains, including supply partners.

In March, a new law on supply chain due diligence - the Corporate Sustainability Due Diligence Directive (CSDDD) - received the support of the majority of EU governments. It is expected to be voted on by the entire European Parliament after its Legal Affairs Committee approves the revised version.

The directive is part of the EU's Green Deal and sits alongside other new regulations such as the EU's Corporate Sustainability Reporting Directive (CSRD), which focuses on sustainability reporting. With this regulation, businesses that want to operate in the EU market must meet some more stringent environmental and human rights regulations.

This strategy is in line with the development trend of emerging fields such as technology, digitalization, and renewable energy. But at the same time, traditional manufacturing industries face more pressure to meet new environmental criteria.


What is CSDDD?


The directive will require large companies to conduct due diligence on their supply chains to identify issues such as forced labor and environmental damage. Due diligence will be important because companies will need to demonstrate that they are complying with human rights and environmental protection in their supply chains, including their own operations and those of their suppliers. Companies will also have to demonstrate the corrective action they are taking to resolve any issues that arise. Accordingly, companies will be required to develop preventive action plans and persuade their direct business partners to agree to comply with those plans. Once these agreements are implemented, European businesses will also have to check whether their suppliers meet the requirements set.


Which companies are affected?


According to Reuters, the majority approval of the directive comes after intense discussions around fears the law will be a major "bureaucratic burden" on businesses and put European companies at a disadvantage in international competition.


Another obstacle is determining what constitutes a large company. Initially, the European Commission defined the threshold for a large company as having a worldwide net turnover of 150 million euros and 500 employees, but this has been revised to a worldwide net turnover of more than 450 million euros ($416 million) and 1,000 employees.

Reuters said the bill, if passed, would be implemented for more than a year, starting with companies with sales of 1.5 billion euros ($1.4 billion) and more than 5,000 employees. Over time, this law will also apply to non-EU businesses with significant turnover in the bloc.


While the initiative has been welcomed by human rights and environmental groups, some have pointed out that the latest bill has excluded more than two-thirds of European companies from the scope of application. They are concerned that this erosion could make the law less effective.

However, CSDDD will not only finalize the EU's Green Deal law, but also align its law with international standards for human rights-related due diligence. These include the United Nations Guiding Principles on Business and Human Rights, the Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD) Guidelines for Multinational Enterprises, and the OECD Due Diligence Guidelines on Responsible Business Conduct.


Mandatory implementation


Experts say that for companies that will fall under the scope of CSDDD, it is very important to identify the current compliance and implementation strategies. Under the proposed law, each EU member state would appoint a supervisory body to check the company's compliance. Member states will also cooperate through the European Network of Supervisory Authorities. These agencies can conduct investigations and impose penalties for non-compliance – including fines of up to 5% of the company's worldwide net revenue.


In fact, companies will need to clearly outline due diligence policies and conduct risk assessments to prioritize the most important environmental and human rights risks in their supply chains. These risks must then be addressed through a variety of measures, including the integration of codes of conduct into contracts with suppliers, as well as the establishment of a grievance mechanism. They will also have to come up with remedies in case they have contributed to the impact.

The extent of the companies' obligations, which has been the subject of intense debate in recent weeks, will be clarified in the final draft.

Experts note that CSDDD does not specifically require supply chain traceability, but companies will need to be prepared with a comprehensive understanding of their suppliers' operations. They must also establish roadmaps for tracking and procurement in the supply chain, establish due diligence policies (if not already in place), and train procurement and product teams, among other actions.


For major exporters to the EU market such as Vietnam, the new law also means increased production costs. Many textile and agricultural businesses will need to invest more in supply chain monitoring systems, or seek certifications to comply with new regulations so that they can continue to export their products to the European market. 







104 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Quản Lý ESG

bottom of page