top of page

Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR) và Ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế xuất khẩu của Việt Nam

[English below]


Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR) được thiết lập nhằm đảm bảo rằng mọi sản phẩm nhập khẩu vào thị trường châu Âu đều có nguồn gốc từ vùng nuôi trồng an toàn, không bắt nguồn là đất phá rừng (lấy mốc từ ngày 31-12-2020 đến nay). Việc thực hiện EUDR, có hiệu lực vào tháng 12/2024, đánh dấu một bước ngoặc trong việc cố gắng giảm thiểu nạn phá rừng trên toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ còn khoảng 6 tháng nữa là các công ty phải tuân thủ quy định này, dữ liệu từ ESG Risk Ratings (xếp hạng rủi ro ESG) cho thấy hầu hết các công ty vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu mới.


Những mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi Quy định Chống phá rừng châu Âu (EUDR)

Mục tiêu của EUDR là ngăn chặn nạn phá rừng toàn cầu và làm tăng lượng khí thải carbon liên quan đến việc tiêu thụ và sản xuất các mặt hàng có nguy cơ phá rừng để phát triển bao gồm thực phẩm từ gia súc, gỗ, ca cao, đậu nành, cọ dầu, cà phê và cao su,....

Do đó các sản phẩm mà Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu chịu ảnh hưởng bao gồm có cà phê, hồ tiêu, đồ gỗ, điều, cao su,....

Một vài tiêu chuẩn chính cần đạt được của EUDR:

Các nhà khai thác và doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc sản phẩm tương tự các sản phẩm kể trên tại EU phải chứng minh được nguồn gốc vùng trồng không liên quan đất phá rừng, được sản xuất hợp pháp và đạt tiêu chuẩn thẩm định.

3 tiêu chuẩn thẩm định:

  1. Truy xuất nguồn gốc: Các công ty sẽ có nghĩa vụ cung cấp tọa độ địa lý của các lô đất nơi hàng hóa được sản xuất, sử dụng các kỹ thuật như thông tin định vị (GPS) để xác minh vị trí địa lý. Bước này phải xảy ra trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường như một phần của quy trình thẩm định.

  2. Đánh giá rủi ro và các biện pháp giảm thiểu: Sử dụng thông tin truy xuất nguồn gốc, các công ty phải thực hiện đánh giá rủi ro trong hoạt động của họ. Hơn nữa, các công ty phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu có liên quan.

  3. Báo cáo công khai: Các công ty được yêu cầu báo cáo hàng năm về kết quả thẩm định của họ và các bước được thực hiện để đảm bảo tuân thủ quy định.


Ảnh hưởng của Quy định EUDR đến thị trường kinh tế xuất khẩu Việt Nam

Ảnh hưởng của EUDR đối với kinh tế xuất khẩu của Việt Nam là rất đáng kể.

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong việc quản lý rừng nhưng những yêu cầu nghiêm ngặt này vẫn đặt ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì vùng trồng ở Việt Nam chủ yếu là nông hộ nên việc truy xuất nguồn gốc rất khó khăn.

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải cần sự hợp lực toàn diện từ các bên trực tiếp tham gia chuỗi cung ứng của mình, bao gồm các cơ sở chế biến, đại lý thu mua và nông hộ sản xuất.

Điều này không chỉ tăng chi phí sản xuất mà còn đòi hỏi thời gian và công sức đáng kể từ các doanh nghiệp.


Mặc dù vậy, việc tuân thủ EUDR không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại lợi ích dài hạn cho Việt Nam. Việc cải thiện quản lý rừng không chỉ giúp bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học mà còn củng cố uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

----------------------

EU Deforestation Regulation (EUDR) and how it affects Vietnam's export economy.




A few key standards to be achieved by the EUDR:

Operators and enterprises supplying goods or similar products to the above products in the EU must prove the origin of the planting area unrelated to deforestation, legally produced and meet due diligence standards.


Although Vietnam has made many improvements in forest management, these strict requirements still pose a major challenge for Vietnamese exporters because the growing areas in Vietnam are mainly farmers, so traceability is very difficult.

To meet these standards, exporters must need comprehensive synergy from parties directly involved in their supply chains, including processing facilities, purchasing agents and farmers.

This not only increases production costs but also requires significant time and effort from businesses.


However, compliance with the EUDR is not only a legal obligation, but also brings long-term benefits to Vietnam. Improving forest management not only helps protect the environment and biodiversity but also strengthens the prestige of Vietnamese products in the international market.




8 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page