top of page

Tiêu Chuẩn Net-Zero Của SBTi Là Gì?

Tiêu chuẩn Net-Zero của SBTi là một khung giúp các công ty thiết lập mục tiêu dựa trên khoa học để đạt được mức phát thải ròng bằng không trước năm 2050 hoặc sớm hơn.



Quy trình thiết lập các mục tiêu Net-Zero cho doanh nghiệp sử dụng tiêu chuẩn của SBTi tương tự như quy trình thiết lập SBT thông thường, nhưng có thêm một số bước bổ sung:


- Xác định tiềm năng giảm phát thải của doanh nghiệp theo lộ trình 1,5°C.

- Đánh giá và định lượng lượng phát thải còn lại của doanh nghiệp.

- Đặt mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng không, bao gồm kế hoạch quản lý lượng phát thải còn lại thông qua việc sử dụng các biện pháp bù đắp hoặc loại bỏ carbon.


Lợi ích kinh doanh của việc áp dụng mục tiêu dựa trên khoa học là gì?


Thúc đẩy đổi mới

Các mục tiêu dựa trên khoa học cung cấp cho doanh nghiệp một mục tiêu rõ ràng và tham vọng để hướng tới, và một lộ trình khử carbon.

Điều này có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự đổi mới, tăng hiệu quả và tìm ra những cơ hội mới để phát triển.


Quản lý rủi ro liên quan đến khí hậu

SBTs cũng có thể giúp cá doanh nghiệp quản lý các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, chẳng hạn như rủi ro vật chất đối với tài sản, rủi ro chuyển đổi, và rủi ro thương hiệu.


Truyền thông và thương hiệu

Trên toàn thế giới, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, và đó là lý do tại sao các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc chứng minh cam kết bền vững của mình.

Việc thiết lập mục tiêu dựa trên khoa học thể hiện sự cam kết thực sự trong hành động vì khí hậu. Theo khảo sát của SBTi, có tới 79% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy rằng việc cam kết với Sáng kiến Mục tiêu Dựa trên Khoa học đã củng cố danh tiếng thương hiệu của họ một cách đáng kể.


Thu hút đầu tư mới

Các công ty thiết lập và đạt được SBTs cũng có thể cải thiện khả năng tiếp cận vốn bằng cách chứng minh cho các nhà đầu tư thấy rằng họ đang có vị thế tốt để quản lý các rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu.


Tiết kiệm chi phí

Các công ty giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với khoa học khí hậu mới nhất cũng có thể phát hiện ra các cơ hội giảm tiêu thụ năng lượng và loại bỏ lãng phí trong hoạt động của họ. Điều này dẫn đến tiết kiệm nguyên liệu, nước và các nguồn lực khác.


Các thách thức chính là gì?


Thu thập dữ liệu

Một trong những thách thức lớn nhất của việc áp dụng SBTs là thu thập và báo cáo dữ liệu chính xác. Đây có thể là một quá trình tốn nhiều thời gian và phức tạp, do doanh nghiệp phải điều hướng qua nhiều tiêu chuẩn và phương pháp báo cáo khác nhau.

Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngành công nghiệp có thể thiếu chuyên môn hoặc nguồn lực để hiểu đầy đủ về khoa học khí hậu mới nhất và cách nó áp dụng cho hoạt động và chuỗi giá trị của họ.


Lập kế hoạch cho các hoạt động giảm phát thải

Một thách thức khác là xác định tiềm năng giảm phát thải của doanh nghiệp, điều này có thể khó khăn vì doanh nghiệp có thể không có cái nhìn rõ ràng về lượng phát thải trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, dẫn đến khó khăn trong việc xác định các khu vực có thể giảm phát thải.


Vấn đề về nguồn lực

Hạn chế về nguồn lực và khả năng nội bộ cũng là một thách thức. Doanh nghiệp có thể thiếu nguồn lực hoặc chuyên môn cần thiết để phát triển và thực hiện các chiến lược giảm phát thải và đạt được mục tiêu.


Rủi ro

Sự không chắc chắn và rủi ro cũng là những thách thức đáng kể. Các công ty có thể không chắc chắn về tương lai và các rủi ro, cơ hội tiềm ẩn liên quan đến các lộ trình khử cacbon khác nhau.


Cân bằng các ưu tiên cạnh tranh

Việc cân bằng các ưu tiên cạnh tranh cũng có thể là một thách thức. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng nhu cầu giảm phát thải với các ưu tiên kinh doanh khác như tăng trưởng, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.


Tham gia của các bên liên quan

Cuối cùng, sự tham gia hạn chế của các bên liên quan có thể cản trở việc thực hiện SBTs. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và giao tiếp với các nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên về các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra và tiến độ đang đạt được.


Vậy làm sao để bắt đầu?

Một nền tảng quản lý carbon chuyên dụng có thể hỗ trợ bạn vượt qua tất cả những thách thức trên, hướng dẫn bạn qua từng bước của quy trình.


Nếu các doanh nghiệp đang muốn bắt đầu thiết lập các mục tiêu dựa trên khoa học, VEEP có thể giúp xác định các điểm nóng về phát thải và vạch ra một lộ trình rõ ràng hướng tới khử cacbon.


4 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page