top of page

Vai Trò Của LOW CARBON Trong Ngành Công Nghiệp Sản Xuất Bột Ngọt - Hạt Nêm

[English below]


Tại Việt Nam hiện nay, thị trường bột ngọt, hạt nêm đang rất phong phú về mẫu mã, hương vị và thương hiệu sản phẩm. Bột ngọt, hạt nêm được xem như một loại gia vị không thể thiếu trong bếp ăn của các chị em nội trợ. Bởi vì nó sở hữu tính tiện dụng và hương vị đậm đà, phù hợp với hầu hết các món ăn.

Theo kết quả 1 cuộc khảo sát cho thấy có đến gần 60% người dân sử dụng bột ngọt, hat nêm trong nấu ăn. Chính vì điều này mà các nhà sản xuất đã nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó đua nhau cải tiến và liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới như hạt nêm vị thịt heo, hạt nêm vị thịt bò, hạt nêm vị tôm, cá, …. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, sản xuất gia tăng thì lượng chất thải ra môi trường cực lớn và có tính gây ô nhiễm cao. Có thể thấy vấn đề ô nhiễm môi trường tại nhà máy sản xuất hạt nêm, bột ngọt trước giờ luôn là một vấn đề đặc biệt quan tâm và nhức nhối; Đây cũng là nhà máy phải tập trung giảm phát thải carbon theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Một số nguyên nhân gây ra phát thải carbon trong quá trình sản xuất bột ngọt, hạt nêm:

  • Sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo: Sử dụng năng lượng từ nguồn hóa thạch như than đá, dầu mỏ trong quá trình sản xuất bột ngọt và hạt nêm tạo ra lượng khí thải carbon lớn.

  • Việc chế biến nguyên liệu, pha trộn, sấy khô, đóng gói và vận chuyển sản phẩm cũng đều tạo ra phát thải carbon.

  • Quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm từ nguồn cung đến nhà máy sản xuất và đến điểm phân phối cũng tạo ra lượng khí thải carbon khá lớn.

  • Quá trình xử lý chất thải từ sản xuất bột ngọt và hạt nêm cũng tạo ra phát thải carbon do sử dụng các phương pháp không hiệu quả. Đặc biệt là quá trình sấy khô tạo ra lượng nước thải lớn.

  • Việc xử lý và loại bỏ phát thải carbon từ quá trình sản xuất cũng đòi hỏi sự đầu tư và hiệu quả.

  • Sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất bột ngọt và hạt nêm tạo ra phát thải carbon và ảnh hưởng đến môi trường.

  • Hiện nay hệ thống quản lý phát thải ra môi trường chưa kiểm soát được hiệu quả.



Lợi ích của giảm phát thải carbon

  • Áp dụng biện pháp giảm phát thải carbon thường đi kèm với việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu.

  • Doanh nghiệp giảm phát thải carbon thường được xã hội đánh giá cao về trách nhiệm môi trường, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu.

  • Ngành công nghiệp ngày càng chú trọng đến việc giảm phát thải carbon, do đó việc tuân thủ yêu cầu pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp tránh phạt và xử phạt.

  • Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chú trọng đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, từ đó giảm phát thải carbon sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới.

  • Tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên.

  • Giảm phát thải carbon giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ sự quản lý tốt hơn cho tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng chất độc hại cho cộng đồng xung quanh nhà máy sản xuất. Đặc biệt là môi trường đất, nước quanh nhà máy sản xuất.

  • Giảm biến đổi khí hậu: Phát thải carbon gây ra hiệu ứng nhà kính, việc giảm lượng này sẽ giúp giảm biến đổi khí hậu.

  • Đóng góp vào thúc đẩy phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội.



Có thể thấy thay đổi toàn diện từ công nghệ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm lạnh đến phần mềm quản trị hệ thống cần được các xí nghiệp nhà máy tìm hiểu và cần bắt tay vào cải tạo sớm nhất có thể, đây sẽ là tín hiệu tốt đến môi trường của các người dân tại Việt Nam nói chung và người dân quanh khu vực nhà máy nói riêng.

---------------------------------

The role of LOW CARBON in the Monosodium glutamate (MSG) - seasoning industry

In Vietnam today, the Monosodium glutamate (MSG) and seasoning market is very rich in product designs, flavors and brands. MSG and seasonings are considered an indispensable spice in the kitchen of housewives. Because it possesses convenience and rich flavor, it goes well with most dishes.

According to the results of a survey, nearly 60% of people use MSG and seasoning in cooking. It is because of this that manufacturers have grasped the tastes of consumers. Since then, we have been racing to improve and continuously bring to the market new products such as pork seasoning, beef seasoning, shrimp seasoning, fish, etc. In order to meet the consumption demand of the market and increase production, the amount of waste into the environment is extremely large and highly polluting. It can be seen that the problem of environmental pollution at seasoning and monosodium glutamate factories has always been a matter of special concern and pain; This is also a factory that must focus on reducing carbon emissions according to Decree 06/2022/ND-CP regulating the mitigation of greenhouse gas emissions and protection of the ozone layer.


Some causes of carbon emissions in the production of MSG and seasonings:

Benefits of reducing carbon emissions:



11 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page