top of page

VIoT tham luận tại chương trình Công bố Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo"

Đã cập nhật: 15 thg 10, 2021

Sáng ngày 07/10/2010, Chương trình công bố Dự án "Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và trên nền tảng họp trực tuyến. Sự kiện có sự tham dự của Thứ Trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Duy Đông, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB) và nhiều lãnh đạo Bộ, Ban, Ngành, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Tham gia tham luận tại sự kiện, ông Nguyễn Bách Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành đã có bài chia sẻ về hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam là phát triển các giải pháp phục vụ quản lý đô thị thông minh trên nền tảng ứng dụng công nghệ IoT. Tính đến nay, sau 5 năm nghiên cứu phát triển và triển khai, VIoT đã hoàn thiện 4 nền tảng (platform) để phục vụ công tác quản lý gồm:

  • CLP – Nền tảng Giải pháp chiếu sáng Công nghiệp - Hạ tầng thông minh và Mạng cảm biến không dây

  • GUARDIAN - Giải pháp Trung tâm Điều hành Thông minh & Ứng phó Sự cố tự động

  • DIGISIGN - Nền tảng quản lý Nội dung số Đa màn hình

  • X-VISION - Nền tảng giám sát Camera Tập trung tích hợp Trí tuệ nhân tạo (Tired AI Camera)


Ảnh: Hệ sinh thái giải pháp của VIoT


Đồng thời, VIoT cũng phát triển được mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều Tập đoàn lớn như Tập đoàn L&S (sở hữu công nghệ đèn LED AC tiên tiến nhất trên thế giới), tập đoàn Philips (công nghệ màn hình chuyên dụng), công ty QIT+ (tập đoàn hàng đầu tại Úc về nền tảng quản lý đô thị thông minh tập trung), Tập đoàn Amaccao (Tập đoàn xây dựng – công nghiệp – bất động sản hàng đầu Việt Nam).

Khác với mảng thị trường người dùng cuối vốn sôi động, dễ nhận biết như các nền tảng Thương mại điện tử, Gọi xe, Đặt phòng, lĩnh vực giải pháp công nghiệp đòi hỏi các DN Công nghệ phải vượt qua tất nhiều rào cản:

1. Giải pháp mới: nỗ lực “giải thích” với khách hàng, đối tác về tính ưu việt của công nghệ mới, đặc biệt ở Việt Nam còn khó, đa số Khách hàng doanh nghiệp vẫn thích tiêu chí “thơm-ngon-bổ-rẻ”.

2. Sự phù hợp về thời điểm: Dự kiến triển khai kế hoạch kinh doanh (Go-to-Market) ngay thời điểm COVID19, nhà đầu tư hoãn kế hoạch rót vốn nên Startup cũng tạm hoãn luôn kế hoạch gọi vốn và tập trung phát triển thêm giải pháp và hệ sinh thái trong giai đoạn COVID19.

3. Tài chính: Đầu tư Quỹ đầu tư về Môi trường – Trách nhiệm xã hội – Phát triển bền vững - ESG (Environment – Sustainability – Green) và Impact investing dành cho Startup tại Việt Nam còn ít. Nhiều quỹ có khẩu vị dành cho cuộc đua đốt tiền thu gom người dùng của SuperApps, E-commerce, còn giải quyết bài toán cho đô thị và hạ tầng thông minh chủ yếu cho các tập đoàn lớn nên ít quỹ quan tâm đến hơn.

4. Pháp lý: Khó tiếp cận chính sách ưu đãi dành cho Doanh nghiệp công nghệ và chính sách hỗ trợ phát triển xanh. Trên thế giới, các nước phát triển rất quan tâm về Tín dụng Carbon (Carbon Credit).


Ảnh: Các giá trị đem lại khi đầu tư vào dự án Chiếu sáng thông minh


Do vậy, ông Nguyễn Bách Việt mạnh dạn kiến nghị các Quỹ đầu tư về Môi trường – Trách nhiệm xã hội – Phát triển bền vững như ADB Ventures quan tâm hơn đến các Start up công nghệ trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

29 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Quản Lý ESG

bottom of page