top of page

NGÀNH THỦY SẢN CÓ CẦN ÁP DỤNG LOW CARBON?

Đã cập nhật: 1 thg 7


[English below]


Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km đứng thứ 33 trên thế giới, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ. Vùng biển Việt Nam còn có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, trong đó giá trị lớn là dầu khí, nguồn lợi thủy sản… Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá có thể đánh bắt hằng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Trong số đó, ước tính xuất khẩu thủy sản mỗi năm của nước ta rơi vào khoảng 10 tỷ USD/năm, tính đến tháng 6/2024 đã đạt 4,4 tỷ USD.

Có thể thấy, thị trường tỷ đô được nhà nước chú trọng quan tâm và phát triển, để phát triển bền vững thì cần đảm bảo giảm phát thải carbon hiệu quả.

Một số nguyên nhân gây ra phát thải carbon trong quá trình sản xuất thủy sản:

 

  • Sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá trong quá trình sản xuất, điều này tạo ra khí thải carbon và ô nhiễm môi trường.

  • Sự lãng phí trong quá trình sản xuất thủy sản có thể dẫn đến tăng cường sử dụng năng lượng và tạo ra lượng khí thải carbon không cần thiết.

  • Sử dụng thiết bị cũ, không hiệu quả hoặc không được bảo dưỡng định kỳ có thể gây ra tăng khí thải carbon trong quá trình sản xuất.

  • Quá trình xử lý chất thải từ nhà máy sản xuất thủy sản không hiệu quả có thể tạo ra khí thải độc hại và gây ô nhiễm môi trường.

  • Sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất có thể tạo ra khí thải carbon và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

  • Thiếu kiểm soát động cơ và máy móc trong quá trình sản xuất có thể tăng cường việc tiêu thụ nhiên liệu và phát thải carbon.

  • Sử dụng hệ thống bảo quản lạnh thủy sản liên tục 24h gây ra phát thải CFC, HCFC cực lớn.

  • Sử dụng hệ thống chiếu sáng cường độ cao trong nhà máy sản xuất.



Lợi ích của giảm phát thải carbon:

 

  • Quá trình giảm khí thải carbon thường kèm theo việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm chi phí sản xuất.

  • Mặc dù việc đầu tư ban đầu có thể tốn kém, nhưng về lâu dài sẽ giúp giảm chi phí hoạt động và tiết kiệm chi phí liên quan đến xử lý ô nhiễm sau này.

  • Doanh nghiệp sản xuất thủy sản có lợi thế cạnh tranh, tăng cơ hội hợp tác và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế.

  • Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh các vấn đề về sức khỏe cho người dân quanh nhà máy, và nhân viên làm việc, tạo dựng thương hiệu thể hiện trách nhiệm xã hội và tạo dựng hình ảnh tích cực trước khách hàng.

  • Góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

  • Góp phần vào mục tiêu giảm phát thải toàn cầu là một phần quan trọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế, đáp ứng yêu cầu pháp luật Việt Nam.


Có thể thấy các nhà máy sản xuất thủy sản có đặc thù bắt buộc sử dụng hệ thống bảo quản lạnh liên tục, đây lại là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Do đó, ngoài cải tiến hệ thống chiếu sáng thì quản lý dàn lạnh thông minh cần được chú trọng và triển khai.

--------

DOES THE FISHERIES INDUSTRY NEED TO APPLY LOW CARBON?

Vietnam has a coastline of more than 3,260 km, ranking 33rd in the world, with more than 3,000 large and small islands. Vietnam's waters also have many rich resources, of which the great value is oil and gas, aquatic resources, etc. According to statistics, the annual fishable fish reserve is about 2.3 million tons. Among them, it is estimated that our country's seafood exports per year are about 10 billion USD/year, as of June 2024, it has reached 4.4 billion USD. It can be seen that the billion-dollar market is focused on and developed by the state, for sustainable development, it is necessary to ensure effective carbon emission reduction.


Benefits of reducing carbon emissions:


8 lượt xem

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page